Cách sử dụng những công cụ hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ trong quá trình làm việc

Có thể nói, nhân viên bảo vệ là một trong những người thường xuyên phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm không hề biết trước trong quá trình làm nhiệm vụ. Chính vì thế mà họ được cấp phép cho sử dụng những dụng cụ hỗ trợ nhằm chống lại tội phạm, bảo vệ bản thân mình và những người xing quanh. Bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn 3 dụng cụ chính mà nhân viên bảo vệ được sử dụng trong quá trình làm việc.

1. Dùi cui điện:

Là công cụ có khả năng sát thương, gây nguy hiểm đến tính mạng người khác nên nhân viên bảo vệ phải được hướng dẫn kỹ trước khi được sử dụng và không được lạm dụng vào những mục đích cá nhân.

  • Cách sử dụng dùi cui điện

Tháo lắp pin: tháo nắp khoang chứa pin ở phần chuôi gậy điện. Lắp 01 viên pin 9V alkaline vào sợi dây có đầu điện cực, chú ý lắp đúng cực (+), (-). Sau đó, lắp viên pin vào trong khoang chứa pin, chèn miếng xốp để cố định pin rồi đóng nắp lại. Chú ý: Thao tác nhẹ nhàng để tránh hư hại dây điện và bo mạch điện bên trong.

Nhấn cò để phóng gậy ra thành 03 khúc. Công tắc màu đỏ có 3 vị trí dùng để bật còi báo động và đánh điện. Vị trí 1: chế độ chờ. Gạt lên Vị trí 2: bật còi báo động. Gạt lên Vị trí 3: đánh điện. Để ngừng đánh điện, gạt công tắc về Vị trí 1.

Sau khi sử dụng, thu gậy điện lại bằng cách dùng lòng bàn tay ấn vào phần đầu gậy. Không chống gậy xuống đất để thu gậy vì có thể làm hỏng gậy. Tránh tiếp xúc với phần kim loại.

  • Chú ý khi sử dụng

Không sử dụng dùi cui điện dưới trời mưa, gần các vật liệu dễ cháy nổ như: xăng, dầu, khí gas, …

2. Súng điện:

Với những bảo vệ thi hành nhiệm vụ tại những nơi như vũ trường, ngân hàng,… dễ xảy ra tình trạng cướp giật, vì thế pháp luật quy định người sử dụng phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

  • Cách sử dụng sung điện Titan 86

Súng chưa gắn đạn: Khi súng chưa gắn đạn, súng có tác dụng như một gậy điện. Khi bật nguồn và bóp cò, điện sẽ nẹt giữa hai điện cực ở đầu súng. Gí đầu súng vào người đối tượng, bóp cò, đối tượng sẽ bị điện giật.

Nạp đạn: Ấn mạnh theo chiều mũi tên để gắn đạn vào súng. (Để không tốn sức, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp mạnh nút tròn ở hai bên hông viên đạn)

Tháo đạn: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp mạnh vào nút hình tròn ở hai bên hông viên đạn, dùng lực để rút viên đạn theo hướng ngược lại với khi lắp đạn để tháo đạn ra.

Súng đã gắn đạn: Khi súng đã được gắn đạn, bật công tắc nguồn và bóp cò, súng sẽ phóng điện vào trong viên đạn, làm vỡ bình khí nén CO2 trong viên đạn, tạo lực đẩy phóng đầu đạn về phía trước. Đối với đạn điện, khi bắn sẽ phóng ra hai kim nhọn. Kim này nối với súng bằng sợi dây điện mảnh. Khi kim được bắn ghim vào người đối tượng, bóp cò súng điện sẽ phóng từ súng theo dây điện vào người đối tượng. Đối tượng sẽ bị điện giật ngã. Tùy theo thời gian phóng điện mà đối tượng có thể bị ngã, ngất,…

  • Lưu ý: Do giới hạn chiều dài dây dẫn điện, tầm bắn đạn điện chỉ hiệu quả trong phạm vi 3m.

3. Bộ đàm: Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.

  • Cách sử dụng máy bộ đàm cầm tay

Tất cả các máy bộ đàm cầm tay đều có nút PTT (Push to talk). Đó là một nút lớn nằm phía bên trái của máy. Khi muốn nói chuyện với các máy bộ đàm khác, người sử dụng cần phải bóp giữ nút PTT này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi, sau khi nói xong hãy thả nút này ra để nghe những thông tin phản hồi từ máy khác.

  • Các chú ý khi liên lạc qua máy bộ đàm

Không được liên lạc khi máy không có ăng-ten.

Hạn chế việc liên lạc khi máy đang sạc pin hoặc pin yếu.

Tất cả các yêu tố trên đều có thể dẫn đến hỏng máy hoặc làm giảm chất lượng sử dụng của máy.

Ngoài những công cụ không gây sát thương cao thì 3 công cụ trên được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho sử dụng trong suốt quá trình thi hành nhiệm vụ ở những nơi dễ xảy ra các tình trạng nguy hiểm không lường trước được.

Spread the love
Tin liên quan